Trong cuộc sống, mỗi người Việt thường trải qua nhiều giai đoạn tài chính khác nhau. Dưới đây là 6 giai đoạn tài chính phổ biến mà người Việt có thể trải qua.
Đây là mô hình về các giai đoạn của cuộc đời của 1 con người. Nó sẽ cho bạn hình dung được là cuộc đời của bạn sẽ trải qua những cái sự kiện lớn nào, bạn sẽ có thể chuẩn bị trước cho những sự kiện đấy.
![Hành trình tài chính của người Việt](https://fullcare.com.vn/wp-content/uploads/2024/05/image-8.png)
Trên biểu đồ này, hàng ngang, biểu thị độ tuổi. Hàng dọc và đường cong này, biểu thị cho thu nhập.
Đó là những năm đầu đời, khi mà chúng ta còn đang đi học, chúng ta còn đang được bố mẹ chu cấp, chưa tạo ra thu nhập. Nên thu nhập của cta nó sẽ ở mức 0. Khi chúng ta bắt đầu đi làm, thì thu nhập của chúng ta sẽ tăng dần.
Mỗi một giai đoạn, chúng ta cũng có sự thay đổi của Thu nhập, Tài Sản, Chi tiêu, Tài sản, Nhu cầu trong cuộc sống, Trách nhiệm tài chính, Rủi ro.
Vậy các mục tiêu tài chính, các kế hoạch tài chính sẽ xuất hiện như thế nào trong từng giai đoạn này của các bạn? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé
Cuộc đời của một con người bình thường ra làm 6 giai đoạn. Nếu như không có biến cố hay thay đổi gì xảy ra, hầu hết mỗi người chúng ta sẽ đi lần lượt qua các giai đoạn này.
Ghi chú:
– Đây là hành trình của 1 người bình thường, nếu không có biến cố hay đột phá nào.
– Nếu bạn đang đi chậm hơn so với hành trình này, thì cũng không cần vội vàng hay lo lắng. Mỗi người sẽ có 1 timeline, 1 con đường riêng.
– Nếu bạn có sự đột phá và đi nhanh hơn so với các mốc thời gian trên, vậy thì chúc mừng bạn. Fullcare cũng hy vọng khi chia sẻ mô hình này, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai và có thể đạt được các thành tựu sớm hơn.
Mục lục
- Giai đoạn 0-18 tuổi
- Giai đoạn 18-25 tuổi
- Giai đoạn 25t-35 tuổi
- Giai đoạn 35-55 tuổi
- Giai đoạn 55-65 tuổi
- Giai đoạn ngoài 65 tuổi
1️⃣ Giai đoạn 0-18 Tuổi Mộng mơ
Ở giai đoạn này, bạn còn đang là học sinh. Hầu hết sẽ được bố mẹ chu cấp.
Lúc này chúng ta chưa có tài sản, cũng chưa có thu nhập. Chúng ta còn phụ thuộc vào bố mẹ. Nên những việc như chuẩn bị cho nhu cầu cá nhân, học hành, chăm sóc sức khỏe thường sẽ là bố mẹ lo.
2️⃣ Giai đoạn 18-25 Khởi động
Ở giai đoạn này, bạn có thể là sinh viên hoặc bắt đầu đi làm.
Trong đó có 4 năm là sinh viên (từ 18-22t). Sau đó từ (22-24t) ra trường, bắt đầu đi làm và tạo ra thu nhập. Nhưng bây giờ thì rất nhiều bạn đã đi làm, kinh doanh ngay từ khi còn là sinh viên. Tức là từ 18 tuổi các bạn ấy đã tạo ra thu nhập rồi.
Lúc này bạn sẽ bắt đầu quá trình tự lập của các bạn. Bạn có thể đi học nghề, đi học cao đẳng, đại học. Hoặc các bạn đã có thể đi làm tạo ra thu nhập được rồi. Nhưng trong giai đoạn này, có thể bạn vẫn cần có sự hỗ trợ tài chính từ bố mẹ.
Thu nhập: còn thấp, chưa cao.
Tài sản: tích luỹ được ít. Tiền tiết kiệm cũng chưa có nhiều.
Về trách nhiệm tài chính: sẽ xuất hiện khi bạn chính thức đi làm, tức là khoảng 22-23 tuổi. Khi mới ra trường, và tự chịu trách nhiệm với bản thân mình.
Hoặc khi bạn phát sinh trách nhiệm tài chính với người thân của mình (bố mẹ, anh em, hoặc những bạn có em bé sớm).
Ở thời điểm này, bạn sẽ có mong muốn làm nhiều thứ trong cuộc sống, ví dụ như khởi nghiệp, kinh doanh, trải nghiệm nhiều thứ, đi du lịch bụi nhiều nơi để tăng vốn sống.
Đặc biệt mới những bạn mới ra trường, một nhu cầu rất quan trọng cần được ưu tiên là các bạn nên phát triển bản thân, hoàn thiện những kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc, những năng lực cốt lõi để có thể nâng cao được thu nhập và có thêm nhiều các cơ hội việc làm tốt.
Tên giai đoạn này là Khởi động, vì đây cũng là lúc mà bạn bắt đầu khám phá về xã hội, thế giới ngoài kia đang vận hành như thế nào.
Sau 12 năm bạn hoàn thành xong chương trình phổ thông, thì từ 18 tuổi, bạn bắt đầu bắt đầu học những thứ chuyên sâu hơn, những thứ bắt đầu giúp bạn kiếm ra tiền, và các bạn sẽ tìm hiểu bản thân mình.
Lúc này bạn còn rất trẻ và có rất nhiều thời gian để khám phá những năng lực của mình, biết mình mạnh cái gì, mình yếu cái gì, thử và tìm kiếm ra thứ mà bạn thực sự yêu thích. Nên nó có tên là Khởi động.
Ở trong giai đoạn này, bạn chưa cần đặt mục tiêu là phải có được thành công gì quá lớn, phải có thật nhiều tiền. Hãy tập trung vào việc tạo ra cho cuộc đời của các bạn 1 cái nền tảng, 1 cái bàn đạp, những bước đi đầu tiên thật vững chắc cho hành trình sau này của các bạn.
3️⃣ Giai đoạn 25t-35 Tăng tốc
Ở giai đoạn này, bạn có những sự kiện lớn như lập gia đình, sinh con thứ nhất, sinh con thứ 2.
Lúc này sự nghiệp của bạn đã có sự phát triển cao hơn rồi.
Bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Vì bạn đã đi qua giai đoạn khởi động và hình thành cho mình các nguồn thu nhập, các phương thức kiếm tiền rồi.
Tài sản lúc này tích luỹ được ở mức tương đối. Chi tiêu cũng ở mức cao hơn vì đã có gia đình, lo cho con cái. Lúc này bạn cũng có những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống, ví dụ như mua nhà, mua xe, tích luỹ các loại tài sản.
Về trách nhiệm tài chính, bạn không chỉ có trách nhiệm tài chính với bản thân mình, mà còn có trách nhiệm với người phụ thuộc của mình, như vợ/chồng, con cái, bố mẹ.
Về con cái bạn cần lo cho nhu cầu học hành, phát triển, sức khoẻ của con. Bố mẹ của các bạn khi bạn ở độ tuổi 25-35t, phần lớn cũng ở độ tuổi 50-60t, chuẩn bị bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Năng suất lao động cũng giảm đi, sức khoẻ cũng phát sinh nhiều vấn đề hơn, và cần sự hỗ trợ của bạn về tài chính rồi.
4️⃣ Giai đoạn 35-55t Tích luỹ
Ở giai đoạn này hầu hết mọi người sẽ ổn định gia đình rồi. Giai đoạn này tập trung vào phát triển sự nghiệp, chăm sóc con cái.
Sau khi các bạn đã khởi động xong rồi, đã tăng tốc xong rồi. Thì đây là lúc mà bạn đi vào hành trình THĂNG HOA và TÍCH LUỸ, mang tính ổn định và dài hạn nhất trong cuộc đời.
Tại sao giai đoạn 35-55t là giai đoạn tích luỹ? Bởi vì chúng ta sẽ đi qua cột mốc 35t. Cột mốc 35t là 1 trong những cột mốc quan trọng của con người.
Ở đây, bạn sẽ gần như đạt được sự trưởng thành và có kinh nghiệm đầy đủ, cả về tính cách, suy nghĩ, hành động.
Nếu như bạn đang ở gần đến độ tuổi 35 rồi, hãy tăng tốc lên để hoàn thiện nhưng thứ bạn thiếu và đặt nền móng vững chắc cho giai đoạn 20 năm tới này.
Ở trong giai đoạn này, bạn sẽ mở rộng được công việc, sự nghiệp của bạn. Ở công việc chính bạn cũng đã đạt được những thành tựu lớn và lên được cấp quản lý, trưởng nhóm, giám đốc,…
Trong đó từ năm 40-50t, sự nghiệp của bạn sẽ đạt đến mức chín muồi.
Năng lực và những giá trị cốt lõi của các bạn đã rất rõ ràng và đạt đến độ sắc sảo, nên bạn có thể bắt đầu phát triển thêm các dự án riêng.
Thu nhập ở độ tuổi này sẽ ở mức cao, so với những giai đoạn trước. Tài sản sẽ có sự tích luỹ lớn nhất ở đây. Lúc này thì chúng ta vẫn có những mục tiêu như mua nhà, đầu tư, hình thành lên các lớp tài sản của bản thân.
Về người phụ thuộc, thì lúc này con cái của bạn vẫn ở trong độ tuổi ăn học. Bạn vẫn cần lo cho các nhu cầu học hành, phát triển của con. Cha mẹ của bạn lúc này chính thức bước vào giai đoạn nghỉ hưu rồi. Thu nhập sẽ giảm đáng kể, nếu có thì sẽ là lương hưu và dòng tiền khác.
Chính vì thế, đây là giai đoạn mà bạn thực sự thực hiện trách nhiệm với cha mẹ của các bạn.
💢 Đặc điểm chung về trách nhiệm tài chính trong 2 giai đoạn, từ 25-35, 35-55t. Đó là khả năng tạo thu nhập của con cái còn hạn chế, trong khi trách nhiệm hỗ trợ cho con cái và cha mẹ lại tăng lên. Trách nhiệm với gia đình trong 2 giai đoạn này lớn hơn các giai đoạn khác.
Người phụ thuộc vẫn nhiều, khả năng độc lập tài chính của họ chưa cao. Cần phải đặc biệt quan tâm đến kế hoạch quản trị rủi ro, bảo vệ tài chính. Nếu như bản thân chúng ta có sự cố gì, thì những người thân của mình sẽ rất khó để cân bằng được cuộc sống.
5️⃣ Giai đoạn 55t-65 Về đích
Giai đoạn này cũng là giai đoạn trước nghỉ hưu. Hiện tại, tuổi nghỉ hưu của nước ta vào năm 2024 là: lao động nam sẽ là tròn 61 tuổi, còn tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sẽ là 56 tuổi. Tuy nhiên, tuổi nghỉ hưu của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. đến năm 2035, tuổi nghỉ hưu của nữ khoảng 60 tuổi, tuổi nghỉ hưu của nam khoảng 62-65 tuổi.
Nếu bạn đang ở độ tuổi từ 25-35t, khi bạn nghỉ hưu thì tuổi hưu đã tăng lên đến mức 65t hoặc hơn rồi. Vậy nên, trước 65t, là giai đoạn chuẩn bị trước nghỉ hưu. Sau 65t, là mốc chúng ta bắt đầu được nghỉ hưu
Khi này thu nhập của chúng ta sẽ đi đến đỉnh cao. Chúng ta đạt được sự chín muồi, trong cả sự nghiệp và cuộc sống.
Khi này cần có kế hoạch để giảm thu nhập chủ động. Tăng thu nhập thụ động, ưu tiên tạo dòng tiền.
Tài sản đã có sự tích luỹ lớn trong giai đoạn này. Con cái các bạn cũng bắt đầu tự lập rồi, ít phụ thuộc về tài chính hơn. Áp lực lo cho con cái cũng giảm bớt. Phần chu cấp cho cha mẹ cũng giảm. Phần lớn trong giai đoạn này chúng ta sẽ chuẩn bị cho tuổi già của chính mình.
6️⃣ Giai đoạn sau 65 Cho đi
Đây cũng là giai đoạn chúng ta bắt đầu nghỉ hưu.
Con cái cũng trưởng thành rồi. Phần thu nhập hầu như sẽ không làm việc nữa nên thu nhập chủ động giảm. Nếu có thu nhập sẽ từ các nguồn đem lại dòng tiền thụ động như gửi tiết kiệm, cho thuê nhà, tiền bản quyền,….
Lúc này trách nhiệm tài chính với người phụ thuộc gần như không còn, nhưng chúng ta vẫn có các rủi ro liên quan đến sức khoẻ như ốm đau, bệnh, tai nạn. Nên cần có 1 quỹ dự phòng cho tuổi già về y tế và các rủi ro khác trong cs cho bản thân.
Kết luận
Mỗi giai đoạn tài chính đều có những thách thức và cơ hội riêng. Việc lập kế hoạch và quản lý tài chính một cách hiệu quả là chìa khóa để đạt được sự ổn định và thành công trong cuộc sống. Nếu bạn còn đang loay hoay trong việc quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả hãy liên hệ Fullcare nhé.